Thiếu Lâm tự và ý nghĩa của nó. Chắc hẳn tuổi thơ chúng ta ít nhiều đã trải qua năm tháng ăn nằm với những bộ phim võ thuật cổ trang Trung Quốc, đặc biệt là các bộ phim của Kim Dung như Thần Điều Đại Hiệp, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Hiệp Khách Hành, Ỷ Thiên Đồ Long Ký,.. và điểm chung của những bộ phim này đều có môn phái Thiếu Lâm tự. Vậy bạn có biết khởi nguồn của Thiếu Lâm tự và ý nghĩa của nó như thế nào không? Cùng Vietjet.net tìm hiểu ngay dưới đây.
Thiếu Lâm tự nghĩa là gì?
Thiếu Lâm tự có nghĩa là “một ngôi chùa nằm trong rừng gần đỉnh núi Thiếu Thất”. Ngày nay, nó nằm ở núi Tung Sơn, thành phố Đăng Phong, huyện Trinh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Có thể nói, Thiếu Lâm tự là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất hiện nay, đã tồn tại hơn 1500 năm.
Sự xuất hiện của Thiếu Lâm tự phải bắt đầu từ năm 464, khi một nhà sư Ấn Độ tên Bồ Đề Đạt Ma (hay Đạt Ma sư tổ chúng ta thường hay nghe trong các bộ phim) đến Trung Quốc. Ngài là người kế vị thứ 28 tôn giáo Thiền tông Ấn Độ, đến đất nước này để truyền bá Phật Giáo. Thiếu Lâm tự bắt đầu được xây dựng vào năm 495 theo lệnh của Hiếu Văn Đế thời Bắc Ngụy. Thời điểm này, các kinh điển của Ấn Độ được dịch sang tiếng Trung và giới luật của Thiền tông hình thành. Bồ Đề Đạt Ma cũng là người giới thiệu võ thuật đến các đệ tử Thiếu Lâm như một phương pháp luyện tập bổ sung cho thiền định. Và từ đó nó đã phát triển thành một môn võ thuật nổi tiếng hiện nay, chúng ta hay gọi là Kung Fu Thiếu Lâm.
Nguồn gốc của võ thuật Thiếu Lâm tự
Truyền thuyết kể rằng Bồ Đề Đạt Ma trong thời gian thiền định đã phát triển một bài tập để nâng cao sức khỏe cho các nhà sư của Thiếu Lâm tự. Sau này, nó là nền tảng của các môn võ thuật Thiếu Lâm, một trong số đó là Thập Bát La Hán Chưởng. Võ thuật Thiếu Lâm bắt đầu nổi tiếng và được nhiều người quan tâm, kết hợp với lời dạy của Bồ Đề Đạt Ma để tạo ra phiên bản Kung Fu Thiếu Lâm.
Kung Fu thiếu lâm ban đầu chỉ là những bài tập để nâng cao sức khỏe, nhưng sau này nạn trộm cướp hoành hành thì được phát triển thành các môn võ thuật để chống lại những kẻ tấn công tài sản của Thiếu Lâm tự. Võ thuật Thiếu Lâm bị ràng buộc bởi những nguyên tắc gọi là đạo đức võ thuật. Nó bao gồm những điều cấm như : cấm phản bội sư môn, cấm dùng võ để ức hiếp kẻ khác, không đánh trúng chỗ hiểm yếu. Vì vậy chúng ta thường thấy vũ khí mà các đệ tử Thiếu Lâm thường dùng để tập là những cây gậy dài không chứa các vật cứng và sắc nhọn.
Thời kỳ hưng thịnh của Thiếu Lâm tự
Trong thời nhà Đường (618-907), các nhà sư của Thiếu Lâm tự đã dùng võ thuật của mình để giúp Hoàng đế Lý Thế Dân cứu con trai khỏi một đội quân phản loạn. Để ghi nhận sự giúp đỡ này, Lý Thế Dân đã đặt tên cho Thiếu Lâm là “Ngôi chùa tối cao” toàn Trung Quốc và bắt đầu phát triển Phật Giáo, giảng dạy võ thuật Thiếu Lâm cho quân đội. Trong suốt vài thế kỷ sau đó, Thiếu Lâm tự có sự phát triển vượt bậc, bao phủ hầu như toàn cõi Trung Quốc thời bấy giờ, đó chính là thời kỳ cực thịnh của Thiếu Lâm.
Sự suy tàn của Thiếu Lâm Tự
Thiếu Lâm tự được xem là nơi trú ẩn của những người theo nhà Minh. Sau khi bị lật đổ bởi Thanh triều, các nhà cầm quyền đã phá hủy rất nhiều chùa Thiếu Lâm, đốt và cướp đi nhiều tài sản có giá trị như tàng kinh các. Thiếu Lâm tự được liệt vào những thứ bị cấm đoán, các nhà sư và tín độ phân tán đến các ngôi chùa khác. Trải qua nhiều năm lụi tàn, Thiếu Lâm tự bắt đầu được mở cửa sau 1 thế kỷ. Tuy nhiên nó đã không còn hưng thịnh như lúc đầu.
Sự trở lại của Thiếu Lâm tự một phần là do ảnh hưởng của các bộ phim lấy cảm hứng từ võ thuật nơi này. Các nhà chức trách nhận ra phim ảnh có ảnh hưởng khá lớn đến người dân, và họ đã bắt đầu khôi phục các ngôi chùa và đưa võ thuật trở lại như một hình thức bảo vệ sức khỏe, vừa để quảng bá đến toàn thế giới.