Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ là gì? Cần lưu ý những gì khi cúng Tết Đoan Ngọ? Tết Đoan Ngọ được coi là một trong những ngày lễ truyền thống trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Những ngày này, mọi người lại chuẩn bị lễ cầu gia tiên với mong muốn xin cho vụ mùa bội thu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, những món cần thiết và những điều cấm kỵ khi cúng Tết Đoan Ngọ. Vậy đừng bỏ qua bài viết này của Vietjet (.net), bạn sẽ khám phá được nhiều điều thú vị khi tham khảo bài viết này cho mà xem.

TẾT ĐOAN NGỌ
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là ngày Tết giết sâu bọ

Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết diệt sâu bọ thường được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm với mong muốn tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng một vụ mùa bội thu. Đây cũng là thời điểm vừa kết thúc vụ lúa Chiêm và người nông dân chuẩn bị bước vào vụ mùa. Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Hoa và lan truyền ra các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á. 

Người xưa cho rằng, Tết Đoan Ngọ là ngày mọi người cùng nhau phát động ngày diệt sâu bọ, côn trùng gây hại cho vụ mùa và cây trồng. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa. Mỗi một gia đình tùy theo điều kiện kinh tế mà dâng hương hoa, đồ cúng lên bàn thờ gia tiên xin cho một vụ mùa bội thu. 

Cúng lễ Tết
Tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm

Nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Người Việt có lưu truyền một truyền thuyết trong dân gian, việc này bắt nguồn từ việc sâu bọ phát triển quá nhiều và người dân không biết cách nào để tiêu diệt chúng. Một ngày nọ, có một ông lão từ phương xa đi tới và tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng cách diệt sâu bọ bằng cách lập đàn tế đơn giản gồm bánh tro cùng với trái cây và nhắp nhang. Sau đó cả gia đình ra ngoài sân để tập thể dục. 

Dân làng nghe theo và thực hiện, chẳng mấy chốc mà sâu bọ đã bỏ đi hết. Cũng từ đó, phong tục này lan truyền rộng rãi và thấm vào tín ngưỡng của mỗi người. Để tưởng nhớ công ơn của Đôi Truân, người dân liền lấy ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm là ngày Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ 

Những lưu ý bạn cần biết khi cúng Tết Đoan Ngọ 

Khi cúng Tết Đoan Ngọ, người ta thường có xu hướng cúng vào khoảng thời gian từ 11h đến 13h chiều. Trong quá trình chuẩn bị đồ cúng, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Lau dọn bàn thờ sạch sẽ: Lau dọn bàn thờ sạch sẽ, thay nước, cắm hoa là công việc quan trọng bạn cần phải làm mỗi khi chuẩn bị dâng hương. Lưu ý là không được di chuyển bát hương khi lau dọn bàn thờ nhé 
  • Vứt giày dép lung tung: Giày dép được phiên âm theo tiếng Hán là “tà”, và mọi người vứt giày dép lung tung sẽ dễ khiến tà khí vào nhà, mang vận rủi tới các thành viên trong gia đình. 
  • Vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày 5 tháng 5 Âm lịch, bạn không nên mua những đồ vật, vật phẩm có hình thù kỳ lạ hoặc không có nguồn gốc rõ ràng.
  • Làm rơi tiền: Trong ngày Diệt sâu bọ, tốt nhất bạn đừng nên chi tiền vào một việc nào đó không xứng đáng. Ngoài ra, đánh rơi tiền cũng được liệt vào danh sách những điều cấm kỵ 
  • Tránh nơi âm u: Nếu có đi ra ngoài thì bạn nên tránh những nơi âm khí nhiều như bệnh viện, đám ma, nghĩa trang,… bởi những nơi này thường rất lạnh lẽo, nặng nề và bạn sẽ dễ “mang bệnh” vào người 
  • Không chọn phòng cuối cùng hoặc phòng đầu tiên trong nhà nghỉ/khách sạn.
Ban nên cúng ngày giết sâu bọ vào lúc 11h đến 13h ngày 5 tháng 5 Âm lịch
Ban nên cúng ngày giết sâu bọ vào lúc 11h đến 13h ngày 5 tháng 5 Âm lịch

Nên cúng Tết Đoan Ngọ những gì?

Phần lễ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ được chia làm hai phần là cúng ngoài trời và cúng lễ gia tiên. Theo đó mà cần chuẩn bị làm lễ chay hoặc mặn tùy theo ý muốn của gia đình.

Cúng lễ gia tiên 

Phần mâm cúng lễ gia tiên cần được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, bạn cần lựa chọn đầy đủ mâm lễ như sau:

  • Xôi chay, bánh chay 
  • Mâm cơm chay
  • Mâm ngũ quả gồm đủ vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng
  • Ba chén rượu đủ ba màu: đỏ, trắng, vàng
  • Ba chén nước trà đủ ba hương vị khác nhau
  • Thuyền, vàng, vàng lá, tiền âm phủ 
  • 9 bông hoa đồng tiền.
  • Dâng hương kính bái.
Ban nên cúng ngày giết sâu bọ vào lúc 11h đến 13h ngày 5 tháng 5 Âm lịch
Mâm cúng lễ gia tiên đủ đầy và thành kính

Cúng lễ xin Ngọc Hoàng và các Thần Tiên 

Đây là mâm lễ cúng ngoài trời và bày lễ cúng về phía Nam. Thông thường nhiều gia đình sẽ tối ưu lễ bằng cách chỉ cúng lễ gia tiên và bỏ lễ ngoài trời. Nếu không có nhiều thời gian và tiền bạc thì bạn có thể xem xét để bỏ lễ cúng Ngọc Hoàng và các Thần Tiên. Mâm cúng lễ gồm:

  • Bàn lễ tế có trải một tấm vải đỏ rộng lên trên 
  • Mâm xôi và các loại bánh chay 
  • Mâm ngũ quả với đầy đủ các vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng
  • Năm chén rượu đủ 5 màu: trắng, xanh, đen, vàng, đỏ 
  • Năm chén nước trà đủ năm hương vị khác nhau 
  • Thuyền, vàng, vàng lá, tiền vàng và lọng đỏ 
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ
  • Dâng hương kính bái.
Mâm cúng lễ xin Ngọc Hoàng và các Thần Tiên ở ngoài trời hướng về phía Nam
Mâm cúng lễ xin Ngọc Hoàng và các Thần Tiên ở ngoài trời hướng về phía Nam

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi vùng miền lại chuẩn bị mâm lễ khác nhau. Tựu chung lại là vẫn thể hiện lòng thành kính, biết ơn tới tổ tiên, Ngọc Hoàng và các Thần Tiên và mong một vụ mùa bội thu. Cùng theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích hơn cùng Vietjet.net trên fanpage của chúng mình nhé!

Vietjet khuyến mãi 2024
65/28 Giải Phóng, P.4, Tân Bình

5 / 5 (57 đánh giá)
Tìm vé rẻ nhất