Cúng ông Táo như thế nào

Cúng ông Táo như thế nào và những thông tin vô cùng thú vị về ông công ông táo sẽ được Tìm Chuyến Bay bật mí đầy đủ qua bài dưới đây. Cúng ông công ông táo như thế nào thì đúng chắn hẳn là thắc mắc của rất nhiều người mỗi dịp sắp 23 tháp chạp về, Các bạn trẻ thời nay thường ít biết về cúng kiếng lễ nghĩa của ông bà ta, thường con cái trong gia đình ít quan tâm vì đã có ông bà cha mẹ. Nhưng khi lập gia đình ra riêng thì lại không biết đến những tập tục của cha ông để lại. Nên dân gian để lại câu nói răn dạy con cháu là có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Nói về thờ cúng thì có rất nhiều nhưng chúng tôi giới thiệu đến quý bạn đọc cách cúng ông Táo như thế nào.

Sự tích thú vị về ông táo

Nói đến ông táo ai cũng biết nhưng sự thật về ông Táo thì không ai biết mà chỉ làm theo truyền miệng từ thời xa xưa, ông bà, cô, dì, chú, bác truyền lại cho con cháu và lưu truyền đến nay cũng đã ngàn năm.

Nhắc đến Táo quân thì nhiều bạn cũng đã được đọc qua hoặc nghe qua sự tích Táo quân rồi nhỉ? Để mình nhắc lại cho các bạn nhé và bạn nào chưa đọc thì cùng nhau đọc cho biết.

Cúng ông Táo như thế nào

Mấy trăm năm trước đây có một cặp vợ chồng rất nghèo. Anh chồng làm không đủ ăn nên đâm ra buồn bã và tìm giải sầu trong men rượu. Khi nhậu say về nhà kiếm chuyện đánh đập vợ. Người đàn bà bất hạnh không chịu đựng nổi, đành bỏ nhà ra đi. Một hôm đi lạc trong rừng suốt mấy ngày, vừa đói vừa mệt, bà đã tìm thấy nhà của một anh thợ săn. Người thợ săn tốt bụng và tử tế đã cho bà ăn uống đầy đủ và cho bà ở lại nghĩ chân. Mang ơn anh thợ săn bà ở lại dọn dẹp nhà cửa cho anh. Sau một thời gian họ nên vợ nên chồng, sống rất hạnh phúc và bà đã quên người chồng cũ.

Một ngày kia người chồng sau của bà đi vào rừng săn bắn thì có một người đàn ông ốm yếu, quần áo tả tơi bẩn thỉu đến xin ăn, người đàn bà động lòng thương nên cho vào nhà ăn cơm. Trong khi anh ta ăn uống bà quan sát kỹ và nhận ra đó là chồng trước của mình, bà cảm thấy thương hại cho anh ta nên cho đồ ăn và một ít tiền bạc. Vừa lúc đó người chồng thợ săn về thấy vợ mình cho tiền người đàn ông lạ mặt nên sinh ra nghi ngờ, anh ta cho rằng vợ mình lăn nhăn và không tin vợ nữa.

Bà vợ cố gắng giải thích nhưng người chồng không tin, không nghe, bà vợ buồn rầu, trong lúc nấu ăn nhảy vào lửa tự tử chết. Người chồng thứ nhất nghe tin vợ chết, anh trách bản thân và nghĩ tại mình gây ra nên cũng tự thiêu chết theo vợ. Người chồng thứ hai thấy vậy mới tin là vợ mình ngay thẳng, hiền lành. Anh ta cảm thấy hổ thẹn về thái độ của mình đối với cái chết của vợ và anh ta tự thiêu chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên trời biết được chuyện yêu đương và những lỗi lầm của họ nên cho họ biến thành “táo quân” (hai ông một bà) phân ra làm thổ công, thổ địa, thổ kỳ có nhiệm vụ theo dõi công việc của các gia đình dưới trần gian (coi chuyện bếp núc, đất đai và các công việc trong gia đình). Vào cuối năm âm lịch vào ngày 23 tháng chạp táo quân lên chầu Ngọc Hoàng tâu lại mọi điều xảy ra ở nhân gian. Vào ngày này dân chúng dọn bữa cơm để cúng đưa ông Táo về trời. Họ cũng đốt giấy bạc, áo quần, mũ nón bằng giấy để giúp ông Táo cưỡi cá chép bay về trời.

Qua câu chuyện trên cho ta biết được nguồn gốc của Táo quân và thể hiện việc tín ngưỡng của người Việt chúng ta.

Nghi lễ phóng sinh cá chép trong cúng ông Táo như thế nào

Cúng ông Táo như thế nào

Nghi lễ cúng ông Táo như thế nào, thường cúng vào ngày 22, 23 tháng chạp trong nghi lễ cúng phải có đủ ba thứ chủ yếu không thể thiếu được đó là gạo sống, thịt sống, cá sống và 3 bộ quần áo và các lễ vật khác. Tại sao lại cúng cá chép vì cá chép là một trong ba thứ tam sinh tượng trưng cho phú quý và cá chép vượt Vũ Long Môn hóa rồng ( con cá này đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, vượt qua nhiều thử thách và vượt qua được Vũ Long Môn). Ngoài ra cá chép còn đại diện cho sự sinh sôi, phát triển tượng trưng cho sự phồn thịnh, cầu mong sự sinh sôi, phát triển của ông bà ta ngày xưa. Nên khi cúng xong thì thả cá về tự nhiên (ao, hồ, sông, suối) còn gọi là phóng sinh, chờ cá về trời.

Các lễ vật cần chuẩn bị để cúng ông táo như thế nào

Lễ vật cúng ông Táo như thế nào và gồm có những gì: Mũ ông Táo ba chiếc (hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà). Mũ dành cho ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho táo bà thì không có cánh chuồn. Có nhiều nhà để đơn giản và  tiện hơn người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công có hai cánh chuồn, chiếc áo và đôi hia bằng giấy. Mâm cỗ thì được bày với bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả, tiền vàng,xôi gà, chân giò luộc, các món nấu với nấm hoặc măng, gạo sống, thịt sống và 3 con cá chép sống. Tùy vào gia cảnh của mỗi nhà mà sắm lễ cúng.

Cúng ông Táo như thế nào

Thời gian và cách thức cúng ông táo như thế nào

Theo quan niệm của dân gian là ngày 23 tháng chạp hàng năm táo quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những chuyện xảy ra dứoi nhân gian cho nên thời gian cúng ông táo đẹp nhất là vào tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng chạp từ 11 giờ đến 13 giờ, là giờ Ngọ, trong khoảng giờ này là thời điểm các thần quy tụ chuẩn bị về chầu trời. Nhưng hiện nay do công việc bận rộn nhiều gia đình thường chuyển qua cúng vào tối ngày 22 tháng chạp là phần nhiều.  

Cúng ông Táo như thế nào

Cách thức cúng ông táo như thế nào, tùy theo từng gia đình nếu để bàn thờ ông táo ở gần bếp thì cúng ở đây còn không thì cúng ở bàn thờ thần linh và gia tiên. Sau khi bày lễ, thắp hương cúng vái, thắp hai tuần hương rồi lễ tọa hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao hồ, sông, suối. Cúng vái ông Táo khấn xin theo quan niệm dân gian thì không nên cầu xin phú quý, cũng không xin no đủ mà xin Táo quân bẩm báo điều tốt, bớt điều không hay. Sau khi tiễn ông Táo về trời thì gia chủ có thể sắp xếp, quét dọn, trang trí bàn thờ, lau chùi nồi hương, chuẩn bị mọi thứ để đón giao thừa.

Tìm Chuyến Bay 2024
48/8 Lam Sơn, P. 6, Q. Bình Thạnh

Tìm vé rẻ nhất