Những phong tục truyền thống ngày Tết của người Việt. Tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đây là dịp để những người thân trong gia đình được quây quần, đoàn tụ bên nhau sau một năm làm việc bận rộn, vất vả. Đối với toàn bộ người dân Việt Nam thì Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn và quan trọng bậc nhất trong năm. Trải qua bao nhiêu năm, qua bao nhiêu đời vua những phong tục truyền thống ngày Tết của người dân Việt Nam vẫn giữ được những nét đặc sắc riêng vốn có của nó. Hãy cùng với Vietjet (.net) tìm hiểu về những phong tục truyền thống trong ngày Tết của người Việt Nam mình nhé!
Đây có lẽ là phong tục truyền thống ngày Tết được tổ chức sớm nhất ở nước ta, ngay từ ngày 23 tháng Chạp, toàn bộ người dân trên cả nước đều đồng loạt dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, bếp núc để cúng ông Công, ông Táo và theo truyền thống thì phải tiễn 2 ông về trời bằng cá vàng, để mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp vì theo quan niệm xưa đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ phán xét gia chủ dựa trên những gì mà ông Công, ông Táo báo cáo.
Bánh chưng là một món ăn truyền thống, nhất định phải có trong ngày Tết của người Việt Nam. Đây được xem là phong tục truyền thống ngày Tết nổi tiếng ở nước ta. Ngay từ ngày 26, 27 Tết, các gia đình thường gói bánh Chưng để cúng tổ tiên, ông bà, làm quà biếu họ hàng, bạn bè và là thực đơn chính trong những bữa cơm ngày Tết. Bánh chưng trên mâm cơm để thể hiện lòng biết ơn để tổ tiên, đến ông bà cha mẹ, đến những vị vua có công dựng nước và giữ nước.
Mâm ngũ quả cũng là một trong những phong tục truyền thống ngày Tết không thể thiếu trong các hộ gia đình. Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành, 5 yêu tố cấu thành nên vũ trụ là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ gắn liền với sự hiếu thảo và cầu mong những điều may mắn tốt đẹp đến với gia đình trong năm mới. Theo phong tục truyền thống ngày Tết thì mâm ngũ quả bao gồm những loại trái cây sau : mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
Một phong tục truyền thống Ngày Tết khác của người Việt đó là vào đêm giao giừa 30 Tết, trong mỗi gia đình chuẩn bị sẵn những mâm cỗ để dâng lên ông bà tổ tiên nhằm gửi lời cám ơn, tưởng nhớ về tổ tiên, về nguồn côi và sau khi cúng xong thì cả gia đình ngồi lại với nhau ôn lại những kỷ niệm của năm cũ và dự tính những việc cần làm trong năm mới.
Hái lộc đầu xuân là một trong những phong tục truyền thống ngày Tết và nét đẹp riêng của người Việt Nam. Vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm ngày mùng một Tết, người dân Việt Nam thường lên chùa hái lộc để cầu mong một năm mới luôn may mắn và suôn sẻ, công việc làm ăn thuận lợi và rước lộc về nhà.
Đây là một trong những phong tục truyền thống ngày Tết rất quan trọng của người dân bởi họ quan niệm rằng, người đầu tiên bước vào nhà mình trong năm mới sẽ quyết định sự thành công, phát đạt, vui vẻ trong gia đình hay ngược lại là đem đến những điều xui xẻo, không may mắn. Vì thế, theo phong tục truyền thống thì gia chủ sẽ mời những người hợp tuổi với gia chủ vì họ sẽ đem đến sự may mắn, phát đạt trong năm mới. Theo phong tục truyền thống ngày Tết của người Việt Nam thì người xông đất phải ăn mặc lịch sự và đi hết một vòng quanh ngôi nhà.
Vietjet khuyến mãi 2023 65/28 Giải Phóng, P.4, Tân Bình