Mù mắt và bách bệnh khi cho con chơi điện thoại. Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ của những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Nếu trước đây các bậc phụ huynh có thể dành hàng giờ để chơi đồ hàng, xếp hình, vẽ tranh cho trẻ. Thì ngày nay, lại vô tư giao cho con điện thoại, iPad hoặc dán màn hình vào tivi, laptop để không trẻ không quấy rầy công việc của bạn hoặc dễ dàng hơn trong việc ăn uống,…. Nếu đang làm điều này với con mình hãy dừng lại ngay vì con bạn có thể bị mù mắt, lệch mắt, vô cảm, tự kỷ, béo phí, loạn não,…
Gây mù mắt
Dùng điện thoại ở khoảng cách gần quá lâu có thể gây ra tình trạng lão hóa mắt, tăng khả năng đục thủy tinh thể và các tật khúc xạ về mắt như cận thị. Đây là khẳng định trong công trình nghiên cứu mới nhất của bác sĩ Kiều Thị Thịnh (bệnh viện mắt Việt – Nhật).
Cũng theo nghiên cứu này, điện thoại di động được thiết kế để truyền sóng vô tuyến (một hình thức của bức xạ không ion hóa) thông qua các tín hiệu. Khi những đợt sóng này di chuyển sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người dùng, đặc biệt là não bộ. Khi các đợt sóng dò tín hiệu này diễn ra, chúng tác động tới các mô của cơ thể. Điều này có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư não.
Làm lệch mắt
Trẻ còn quá nhỏ, mắt chưa hoàn thiện nhưng mẹ lại cho tiếp xúc quá sớm, quá thường xuyên với điện thoại di động, mỗi lần tiếp xúc lại quá lâu, khoảng cách giữa mắt với điện thoại quá gần. Các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên khoa mắt đã khuyến cáo, trẻ dưới 6 tuổi là giai đoạn thị lực, nhãn cầu mắt phát triển tương đối nhanh đồng thời đại não, thị giác, thị lực đều chưa phát triển hoàn thiện. Nếu trẻ sử dụng mắt không phù hợp sẽ dễ gây ra lác mắt hay mắc các tật khúc xạ, dẫn tới suy giảm thị lực.
Hơn nữa, các hình ảnh trên điện thoại, tivi, máy tính,… đều phát loại ánh sáng không liên tục và những tín hiệu lập lòe, chuyển động nhanh, tương phản màu sắc mạnh mẽ, gây kích thích mạnh cho mắt. Những tín hiệu xung này khiến mắt có phản xạ tương đối mạnh, như đồng tử biến đổi, điều tiết mắt liên tục. Đối với trẻ nhỏ có thần kinh phản xạ chưa hoàn chỉnh rất dễ xuất hiện sự thay đổi bất thường trong mắt.
Không chỉ gây ra các tật cho mắt mà điện thoại còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ nhỏ.
Béo phì: Béo phì không đến từ điện thoại nhưng nó là nguyên nhân gián tiếp giúp cho lượng calo đi vào cơ thể ngày một tăng nhưng lại không được đốt cháy qua quá trình vận động. Đây là nguyên nhân dẫn đến béo phì.
Hạn chế giao tiếp khi thường xuyên dùng điện thoại dẫn đến giao tiếp kém và thiếu tự tin, thiếu các kỹ năng xã hội.
Dễ có cảm xúc tiêu cực, hung hăng: Tivi, điện thoại tác động tiêu cực đến những cảm xúc vốn rất nhạy cảm của trẻ, khiến trẻ dễ có xu hướng nổi giận, thiếu kiềm chế hoặc trở nên hung hăng hơn trong cách cư xử của mình.