Mẹ hết sức lưu ý khi cho bé đi du lịch biển

Mẹ hết sức lưu ý khi cho bé đi du lịch biển. Hè đến cũng là lúc rất nhiều gia đình chọn biển lộng gió, mát mẻ để được thỏa sức vùng vẫy, vui chơi và nghỉ dưỡng. Ngoài địa điểm vui chơi, nghỉ ngơi nếu đi cùng con nhỏ các mẹ phải hết sức lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bé và tránh những tai nạn đáng tiếc.

Hình ảnh mẹ hết sức lưu ý khi cho bé đi du lịch biển

Mặc áo phao khi đi thuyền

Có rất nhiều người chủ quan hoặc do lười nên không mặc áo phao khi đi thuyền, thế nhưng nguyên tắc bất di bất dịch để sống còn trên nước chính là những chiếc áo phao này. Còn nhớ cách đây không lâu, tai nạn thương tâm cho nhưng học sinh bị lật thuyền ở Đà Nẵng đã gióng lên hồi chuông sâu sắc “phải mặc áo phao khi đi thuyền” để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Việc mặc áo cho con và cho chính bản thân mình cũng nên làm cẩn thận chứ không phải mặc cho có lệ. Yêu cầu nhân viên cung cấp áo phao ngay khi lên tàu, nếu tàu không có áo phao thì tuyệt đối không lên. Kiểm tra áo có bị rách hoặc xì hơi hay không. Nếu ở nước ngoài hãy yêu cầu “life vest” khi muốn hỏi về áo phao.

Lưu ý khi cho con tắm biển

Không để trẻ tự do bơi lội mà hãy luôn để mắt và chỉ cho con chơi trong tầm kiểm soát của bố mẹ. Đừng chủ quan khi cho con tự dùng phao hoặc lang thang trên bãi biển với những đứa trẻ khác, bởi một khi tai nạn ập đến bạn sẽ không phản ứng đủ nhanh để cứu con. Chỉ nên cho con bơi ở những nơi gần bờ, có cha mẹ bên cạnh giữ phao bơi để tránh sóng đánh úp phao.

Đừng để trẻ ngâm nước quá lâu. Trẻ con rất thích nước nhưng đừng cố chiều ý bé bởi các bé vì mải chơi nhưng cơ thể non nớt của bé không thể chịu lạnh quá hai tiếng dưới nước. Điều này dẫn đến cảm sốt nặng rất nguy hiểm. Thời gian tốt nhất là chỉ cho bé chơi khoảng 2 tiếng, sau khi lên bờ mẹ phải khăn tắm khô để lau người rồi tráng nước ngọt và thay đồ khô cho con. Đừng để bé dính nước lâu khi ở trên bờ, việc này cũng khiến bé nhiễm lạnh. Cần tắm kỹ bởi, nước biển còn lại sẽ khiến da bé bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, dị ứng.

Hình ảnh mẹ hết sức lưu ý khi cho bé đi du lịch biển

Chống nắng để tránh say nắng với những biện pháp đơn giản như không cho con bơi từ 10h đến 15h, bôi kem chống nắng và chuẩn bị áo choàng, mũ rộng vành đảm bảo che được đầu và gáy trước khi cho con ra nắng.

Lưu ý khi ăn uống

Cho bé uống nước liên tục để đảm bảo bù nước và tốt nhất là nên bổ sung vitamin A và E theo chỉ định của bác sĩ, điều này giảm thiểu nguy cơ say nắng và dị ứng khi đi biển.

Hãy chú ý đến những loại hải sản dễ gây dị ứng cho trẻ, nếu bé còn bú sữa thì mẹ hết sức lưu ý khi ăn uống. Có rất nhiều loại thức ăn bé chưa từng thử nhưng đừng mạo hiểm vì khi dị ứng xảy ra rất khó để bố mẹ xoay sở, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Nên tránh những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá kình, cá kiếm, cá ngừ, cá thu lớn.

Biện pháp sơ cứu khi gặp nạn

Không ai mong muốn xảy ra điều bất trắc, nhưng hãy lường trước mọi tình huống để có thể xử lý nhanh chóng trước mọi vấn đề.

Hình ảnh mẹ hết sức lưu ý khi cho bé đi du lịch biển

Tai nạn đuối nước: Đưa bé lên bờ -> kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi có dị vật cần móc ra ngay -> nghiêng người để bé có thể thở được. Nếu bé ngưng thở, cần ngay lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách đặt bé nằm ngửa, bịt mũi, thổi một hơi thật mạnh vào miệng bé 2-3 lần rồi đan bàn tay lại, ép vào lồng ngực bé theo nhịp (chú ý không dùng lực quá mạnh vì xương trẻ con yếu) cho đến khi bé thở trở lại; sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi say nắng: ngay lập tức đưa bé vào bóng râm, trong nhà, quạt mát nhẹ nhàng, không nên cho vào phòng điều hòa ngay bé sẽ bị shock nhiệt. Bạn lau người bé bằng nước mát, cho uống oresol. Nếu tình trạng nặng hơn thì bạn đưa bé đến bệnh viện.

Ngaht – Nhatdvh

(Tổng hợp)

Vietjet khuyến mãi 2024
65/28 Giải Phóng, P.4, Tân Bình

Tìm vé rẻ nhất