Số lượng em bé nhỏ hơn hoặc bằng số lượng người lớn.
Điểm đi và điểm đến không được trùng.
Chọn chuyến bay chiều đi.
Chọn chuyến bay chiều về.
Ngày khởi hành không được lớn hơn ngày về.
Ngày về không được nhỏ hơn ngày khởi hành.

Các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến

Các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến. CIC – Trung tâm Thông Tin Tín Dụng của Ngân hàng nhà nước vừa phát ra cảnh báo hiện nay có rất nhiều bọn xấu lợi dụng sự cả tin của người dân để lừa đảo. Có trường hợp chỉ từ vài trăm nghìn, cũng có trường hợp bị lừa cả chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng.

Lừa đảo bằng đe dọa nợ xấu

Theo chia sẻ của một chị làm trong CIC, thời gian gần đây mọi người thường bị lừa với thủ đoạn :

– Đầu tiên, chúng sẽ liên lạc qua Zalo, Facebook hoặc gọi trực tiếp qua số điện thoại của bạn

– Chúng báo bạn đang bị nợ xấu, sắp bị truy tố. Để bạn tin tưởng hơn chúng sẽ nói bạn bị lộ CMND và người khác có thể đã lấy nó để đi đăng ký vay và không trả, khiến bạn bị nợ xấu.

– Nếu bạn tin, chúng sẽ gửi một “Phiếu chấm điểm tín dụng hoặc phiếu đăng ký tín dụng” đến cho bạn và yêu cầu điền đầy đủ thông tin sau đó gửi đến Trung tâm Thông Tin Tín Dụng của Ngân hàng nhà nước. “Phiếu chấm điểm tín dụng hoặc phiếu đăng ký tín dụng” sẽ được gửi cho bạn theo hình thức ship COD. Tại sao lại là ship COD mà không yêu cầu bạn tự in ra?

– Khi bạn nhận giấy sẽ phải trả số tiền từ 200 – 400.000 đồng, đến đây là bạn đã bị lừa. Đó chính là lý do vì sao chúng gửi giấy bằng hình thức ship COD.

Và quá trình bạn điền thông tin và gửi lại cho chúng hoàn toàn vô nghĩa. Thực chất tờ giấy mà chúng gửi như một món hàng, bạn thanh toán và trả số tiền đó cho một tờ giấy được cung cấp miễn phí bởi CIC. Bạn đã bị lừa một cách cay đắng đến khi phát hiện ra thì đã muộn.

Nếu bạn muốn kiểm tra nợ xấu, bạn có thể truy cập vào https://cic.gov.vn/ hoặc liên hệ tổng đài 1900 1082 để nhờ hỗ trợ. Hiện nay, CIC đang cung cấp báo cáo tín dụng thể nhân hoàn toàn miễn phí qua web và ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại thông minh. Hoặc đến trực tiếp văn phòng theo địa chỉ:

– 10 Quang Trung, Hà Đông, TP. Hà Nội

– Số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM

thông báo của CIC về tình trạng lừa đảo
Thông báo của CIC về tình trạng lừa đảo

Các hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay

1. Giả dạng người nước ngoài

Đối tượng là các chị em, phụ nữ độc thân nhẹ dạ cả tin.

“Anh đó hứa sẽ chuyển cho chị một số tiền khoảng 20.000 đô la Mỹ. Vài ngày sau có người tự xưng là bên hải quan gọi phải đóng phí thì mới được nhận tiền. Vì số tiền phí rất nhỏ chỉ 3.000 đô nên chị đi vay mượn bà con họ hàng rồi chuyển cho hải quan. Nhưng chuyển đi rồi mà chờ mấy tháng tiền không thấy về, liên hệ với anh người nước ngoài cũng không được mới biết mình đã bị lừa” – chị Châu chia sẻ.

2. Bọn giả dạng hải quan, công an

Thông báo có một món hàng giá trị cực lớn như điện thoại iPhone, máy ảnh,.. do chủ nhân không nhận nên cơ quan hải quan tiến hành thanh lý với giá cực rẻ. Chúng yêu cầu chuyển tiền trước để nhận hàng, bạn tham làm và đã mắc bẫy.

3. Bọn bán hàng 0 đồng

Chúng sẽ quảng cáo rằng chỉ cần chia sẻ bài viết này và comment sđt sẽ được nhận một chiếc iPhone, iPad,.. với giá 0 đồng. Nạn nhân sẽ bị dụ đóng phí ship khoảng vài trăm ngàn đồng, số tiền không lớn so với một chiếc iPhone nên nạn nhân đã cắn câu. Thực chất món hàng nhận được có thể là một chiếc iPhone cục gạch… đúng nghĩa đen.

Hình thức này khá giống với hình thức bán vòng tay phong thủy hay tặng đồ miễn phí. Thực chất là nó lừa ở cái phí ship hàng vài trăm ngàn trong khi chúng sẽ không gửi đúng món hàng mà nạn nhân cần.

4. Lừa đảo chuyển tiền

Nạn nhân sẽ bị hack Facebook hoặc Zalo do vô tình click vào đường link lạ hoặc để lộ mật khẩu. Kẻ gian sẽ dùng tài khoản đó nhắn tin cho người nhà của nạn nhân với nội dung đại loại như: “em đang cần thanh toán gấp số tiền 20 triệu đồng, cần chuyển khoản ngay, anh chuyển giúp em vào số tài khoản XXXX nhé”. Người thân của bạn tin tưởng nên làm theo và đã bị lừa. Lời khuyên nếu bất cứ ai nhờ chuyển khoản hay làm việc gì đó thì yêu cầu họ gọi cho mình trước để xác nhận chính chủ.

5. Lừa đảo đa cấp

Hình thức này thì rất đa dạng. Có thể là mời chào cộng tác viên chỉ cần đăng bài là có 10% phần trăm chiết khấu. Khi nạn nhân đăng bài, chúng sẽ cho vài con chim mồi vào để mua hết hàng của bạn. Nạn nhân thấy bán được sẽ liên hệ chúng để làm đại lý với chiết khấu cao hơn 40 – 50% thậm chí 70%. Chúng sẽ tùy theo khả năng chi trả của nạn nhân mà đưa ra nhiều mức chiết khấu khác nhau. Khi nạn nhân mua hàng số lượng lớn, chúng sẽ gửi toàn hàng đểu kém chất lượng và sau đó là bạn sẽ không bán thêm được cái nào nữa.

Vậy làm sao để không bị lừa?

– Không cung cấp bất cứ thông tin gì lên mạng bao gồm: số điện thoại, email. Nếu có thể hãy ẩn hết chúng đi.

– Không có cái gì miễn phí trên đời này, đừng tham lam và dính bẫy.

– Không nên tin tưởng người không quen trên mạng, gặp trực tiếp còn chả đáng tin nữa là.

– Không đăng nhập các tài khoản quan trọng ở máy tính công cộng, bảo kệ tài khoản bằng xác minh hai bước nếu có thể.

– Không click vào bất cứ đường link lạ nào, có thể bạn sẽ bị mất luôn tài khoản.

Trên đây là một số hình thức lừa đảo qua mạng rất hay dễ gặp mà bạn cần biết để đề phòng. Đừng cung cấp bất cứ thông tin gì kể cả người gọi cho bạn tự xưng là công an hoặc hải quan.

Vietjet khuyến mãi 2023
65/28 Giải Phóng, P.4, Tân Bình