Hùng Vương dựng nước. Nhân dân ta có câu “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. Điều đó để nhắc nhở chúng ta không bao giờ được quên công đức của những người đã thành lập và xây dựng nên đất nước cùng phong tục tập quán đầu tiên của người dân Việt. Nhân dịp một ngày lễ lớn nữa lại sắp về – ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3. Chúng ta cùng điểm lại những sự kiện trong từ những ngày đầu lập nước để đừng quên cội nguồn.
Thủy tổ của người Việt – Kinh Dương Vương
Theo sử cũ chép lại, cách đây khoảng hơn 4.000 năm, Đế Minh – cháu ba đời của Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh đất Hồ Nam, gặp nàng Vụ Tiên rồi lấy làm vợ. Sau đó, Vụ Tiên sinh ra một người con trai tư chất vô cùng thông minh đặt tên là Lộc Tục. Đế Minh quyết định dạy Lộc Tục hết tất cả thứ văn võ trên đời định sau này sẽ truyền ngôi cho con để con cai trị thiên hạ, chăm lo cho muôn dân.
Tuy nhiên, lúc đó Đế Minh còn có một người con trai cả nữa tên là Đế Nghi, cũng tài trí hơn người. Thế là Đế Minh quyết định chọn Đế Nghi làm vua phương Bắc, Lộc Tục làm vua phương Nam, lãnh thổ chia hai lấy hồ Động Đình làm ranh giới. Vào năm 2879 TCN, Lộc Tục lên làm vua phương Nam, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt quốc hiệu là Xích Qủy. Nước Xích Qủy ở buổi đầu phía Bắc giáp Hồ Động Đình, phía Nam giáp Hồ Tôn, phía Tây giáp đất Ba Thục, phía Đông giáp biển Nam Hải. Kinh Dương Vương được coi là thủy tổ của dân tộc Việt.
Hùng Vương là ai?
Sau khi làm vua nước Xích Qủy, Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm lớn lên sức khỏe phi thường, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lãm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối ngôi, Sùng Lãm lấy hiệu là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân trong lúc đi tuần du gặp Âu Cơ – là tiên đất Bắc, hai người cưới nhau. Chẳng bao lâu sau Âu Cơ sinh ra một bọc trứng, bọc trứng nở thành 100 người con trai. Nhưng vì là người phương Bắc và người phương Nam nên Lạc Long Quân và Âu Cơ không thể sống cùng nhau mãi mãi. Họ quyết định đưa 50 con theo Long Quân xuống biển, 50 con theo Âu Cơ lên đất Phong Châu để sinh sống.
Người con cả trong số 50 người con theo Âu Cơ lên Phong Châu lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đây cũng là nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt.
Hùng Vương dựng nước
Nước Văn Lang thành lập và tồn tại với 18 đời vua Hùng. Các vị vua Hùng nối ngôi nhau cùng nhau cai quản đất nước, chăm lo cho cuộc sống của người dân. Dạy dân ta biết trồng dâu nuôi tằm, đánh bắt cá tôm, biết sử dụng thuyền để đi lại trên nước, dạy dân ta những phong tục tập quán như ăn trầu, xăm mình chống thủy quái, lễ Tết, làm bánh chưng, bánh giày,… Mặc dù còn rất sơ khai, nhưng những vị vua Hùng là người đã định hình nên được lãnh thổ cũng như những phong tục tập quán đặc trung của người Việt.
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Hồ Chí Minh
Hiện nay, đền thờ vua Hùng ở Phú Thọ – kinh đô đầu tiên của nước Văn Lang, tại đây hằng năm đều diễn ra giỗ Tổ để tưởng nhớ công ơn của các vị vua đầu tiên dựng nước. Phú Thọ cách Hà Nội không quá xa, bạn có thể sở hữu một chiếc vé máy bay giá rẻ để một lần được viếng các vị Vua Hùng.