Cách chăm sóc mai vàng sau Tết để chơi dài lâu

Cách chăm sóc mai vàng sau Tết như thế nào để Tết năm sau lại có một cây hoa mai rực rỡ không kém gì năm nay, đó phải chăng đang là nỗi lo của rất nhiều người khi mà sau Tết, mai bắt đầu tàn úa? Còn nếu như, bạn biết cách chăm sóc mai vàng sau Tết tốt thì vào vụ mai năm sau, cây có thể ra hoa và phát triển vào cuối năm. Khi ấy, sẽ phần nào giúp bạn tiết kiệm chi phí sắm Tết mà không cần phải mua một chậu cây mới mà vẫn có một chậu mai ưng ý để chơi Tết trong nhà.

Cách chăm sóc mai vàng sau Tết để chơi dài lâu

Nếu muốn được như vậy thì hãy cùng Vietjet (.net) tham khảo một số kinh nghiệm cách chăm sóc mai vàng sau Tết dưới đây.

Muốn biết cách chăm sóc mai sau Tết như thế nào cho tốt thì còn tùy thuộc vào từng loại cây. Và thông thường sẽ có 3 loại cây: mai trồng chậu chưng trong nhà, mai trồng chậu chưng ngoài sân và mai trồng đất. Với mỗi loại cây mai như thế thì sẽ có cách chăm sóc mai sau Tết để phục hồi mai với các mức độ khác nhau.

Với chậu mai chưng trong nhà

Những loại cây mai này sẽ được chưng trong nhà thường từ ngày 27,28 đến mồng 6 Tết và bởi vì luôn ở trong nhà cho nên nó sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khi ấy không quang hợp được nhiều dẫn đến lá cây sẽ mỏng, có màu xanh nhạt, cành vươn dài nhưng mảnh và yếu. Rồi cùng với hành động “vô ý thức” của nhiều gia chủ, khi “tưới” cả nước ngọt hoặc bia vào gốc cây hay chỉ đổ một ít nước cho cây mà không biết cách chăm sóc cẩn thận.

Cách chăm sóc mai vàng sau Tết để chơi dài lâu

Dường như ít ai biết rằng, đa số mai hiện nay đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của cây mai không hề ổn định. Trong những ngày này, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cùng với việc trong vòng 1 tuần phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên cây mai sẽ kiệt sức. Do đó, nếu không biết cách chăm sóc mai sau Tết một cách tốt nhất thì nó sẽ chết và có thể sang năm sẽ không ra hoa được nữa.

Đối với chậu mai chưng trong nhà này, bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để trong bóng râm, chứ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể nắng quá sẽ khiến lá mai bị cháy. Đồng thời, phải lặt bỏ hết hoa và nụ mai để cây không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa hay nụ nữa, như thế từ từ cây sẽ phát triển mạnh khỏe trở lại.

Với chậu mai chưng ngoài sân và mai trồng đất

Đối với những chậu mai được chưng ngoài sân hay cây mai trồng đất thì đã được sống trong một môi trường khá giống với tự nhiên nên bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức để chăm sóc như mai chưng trong nhà. Nhưng cũng cần phải ngắt bỏ toàn bộ nụ và hoa mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng mà nuôi cây lớn, mạnh khỏe hơn. Đặc biệt, vì những cây mai này đã quen chịu nắng gió ở bên ngoài nên bạn không cần phải đem chậu cây vào trong bóng mát giống như mai chưng trong nhà.

Cách chăm sóc mai vàng sau Tết để chơi dài lâu

Cách chăm sóc mai sau Tết

Nếu muốn tiết kiệm một khoản chi phí mà sang năm vẫn có những chậu mai thật đẹp để chơi Tết thì buộc bạn phải dành chút thời gian để chăm sóc cho cây “cưng” của mình rồi.

Tỉa cành cây

Thời gian lý tưởng nhất để tỉa cành cây cho mai là trước ngày 15 và sau ngày 20 âm lịch. Tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của cây mai mà bạn có thể có cách tỉa cho phù hợp, có thể tỉa theo dáng cây thông – cành trên ngắn hơn cành dưới nhưng nhớ nên cắt bỏ khoảng ⅓ cành mai đi.

Sau đó bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới đều quanh gốc cây. Nếu thấy cây đã hồi sức lại và đâm chồi xanh thì không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa, còn nếu không hãy phun thuốc kích thích ấy cho cây theo đúng liều lượng trên bao bì. Còn trường hợp mà cành mai không phát triển nhiều, bạn có thể dùng thêm 1g thuốc GA3 pha lẫn 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây.

Cách chăm sóc mai vàng sau Tết

Khi cây đã hồi sức lại thì bạn nên mang cây ra nắng để thích nghi dần dần, đồng thời làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh. Nhưng lưu ý thời điểm này, mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên sẽ có rất nhiều sâu bệnh hại, bạn nên tìm loại thuốc trừ sâu bọ phù hợp để diệt chúng.

Nếu là năm bình thường bạn nên tỉa tán mai vào ngày 10-20, còn nếu là năm nhuận thì nên tỉa tán muộn hơn. Tại sao lại phải tỉa tán cây nhỉ? Bởi lẽ việc tỉa tán cây sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới mang theo chồi non trên nách lá – chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc nụ.

Bạn cần chú ý cắt tỉa cành cây nếu không cây sẽ bị nấm bệnh và không cho ra nhiều hoa. Thế mới biết, cách tỉa tán quan trọng đối với cây như thế nào và nếu tỉa mai càng gần thân cây thì cành sẽ càng phát triển mạnh.

Vệ sinh cây

Vệ sinh cây rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng vòi phun nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu, nấm mốc hoặc dùng phân u-rê thật đặc để phun vào cây, đặc biệt chỗ nào có nhiều nấm mốc. Sau khi phun được 10 phút, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra, nhưng nhớ nên tránh phun vào gốc cây.

Cách chăm sóc mai vàng sau Tết

Một số điều đáng chú ý:

Muốn chăm sóc mai vàng thật tốt sau Tết thì bạn nên nhớ tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất bởi khi ấy, bộ rễ không thể hấp thụ được phân. Một số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng tạo cơ hội cho mai phát triển vào đầu mùa mưa…

Cách chăm sóc mai vàng sau Tết về cơ bản như vậy đã hoàn chỉnh. Nếu làm thật tốt các công việc trên thì sẽ chẳng khó khăn gì khi Tết năm sau bạn sẽ được sở hữu một châu mai vô cùng rực rỡ.

Vietjet khuyến mãi 2024
65/28 Giải Phóng, P.4, Tân Bình

Tìm vé rẻ nhất