Bánh ú lá tro với cách làm đơn giản như đang giỡn

Bánh ú lá tro với cách làm đơn giản như đang giỡn. Nếu như Tết Nguyên Đán có bánh chưng bánh tét, Tết Trung Thu có bánh nướng bánh dẻo thì vào dịp Tết Đoan Ngọ bánh ú tro là món không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt. Theo quan niệm, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là lúc “độc trời nhất” vì thời tiết lúc này vô cùng oi bức dễ sinh bệnh dịch. Và bánh ú tro có tính mát, dễ tiêu, tốt cho tiêu hóa. Do vậy, ăn bánh tro cùng với trái cây và cơm rượu nếp vào ngày này bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.

Hình ảnh cách làm bánh ú tro mùng 5 tháng 5

Bánh ú tro đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là lúc mọi người cùng nhau trừ sâu bệnh cho mùa màng, loại bỏ mọ bệnh tật trong cơ thể. Mà cũng là lúc mọi người trong gia đình cùng nhau sum vầy để gói bánh, để chuẩn bị mâm cỗ, để quây quần bên nhau. Trong ngày đặc biệt này, hãy quay trở về cùng với gia đình để hưởng một ngày lễ trọn vẹn, ý nghĩa. Nếu bạn đang ở xa, hãy liên lạc với Vietjet để có được những chiếc vé máy bay giá rẻ cho hành trình đoàn tụ được nhanh chóng và tiết kiệm hơn.

Dưới đây, Vietjet giới thiệu một cách làm bánh ú tro đặc biệt để bạn có những chiếc bánh thơm ngon để đặt trên bàn thờ gia tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Cách làm bánh ú lá tro

Bước 1: Chuẩn bị

Mọi thứ bạn cần chuẩn bị trước khi làm bánh ú tro bao gồm:

– Lá gói bánh. Có thể dùng là tre (bản to, tuy nhiên loại này rất khó kiếm) hoặc dùng lá dong. Người miền Trung có thể dùng lá chuối.

Hình ảnh cách làm bánh ú tro mùng 5 tháng 5

– Nước tro (tro được lấy từ cây mè, cây gòn, cây rau sam đất, rau dền gai phơi khô và đốt lấy tro). Sau khi có tro loại bỏ các tạp chất, pha vào nước lắng và chỉ lấy nước trong ở bên trên.

– Nếp: ngâm vào nước tro khoảng một đêm (nếp chuyển qua màu vàng), sau đó xả qua nước lạnh nhiều lần cho sạch. Sau đó giã lá rau ngót lấy nước và ngâm nếp vào để nếp có màu xanh (tạo mùi thơm và màu đẹp cho nếp).

– Nhân bánh: đậu xanh bóc vỏ, giã nhuyễn. Để nhân bánh được ngon và đặc biệt hơn. Ngoài cách xào đậu xanh với đường như bình thường, bạn có thể xào chung với sầu riêng và mứt bí để nhân thơm, béo và tạo độ giòn.

– Dây buột.

Bước 2: Gói bánh

– Lá dong luộc qua nước để tạo độ mềm, lá chuối hơ qua lửa cho chín lá sau đó lau sạch.

– Nhân xào cho tới khi không còn dính vào tay, viên thành viên nhỏ, vừa ăn tuy theo độ to nhỏ của bánh cho phù hợp.

– Đổ một lớp nếp, bỏ nhân, bỏ tiếp một lớp nếp khác, sau đó gói bánh thành hình tam giác (cái này phải học thêm nha cách gói từ các mẹ, các chị nha!!!) buột bằng dây cho chắc chắn.

Hình ảnh cách làm bánh ú tro mùng 5 tháng 5

Bước 3: Nấu bánh

– Dùng nồi to (vừa với lượng bánh) đun sôi nước rồi mới thả bánh vào. Trong quá trình nấu, nếu nước cạn phải châm thêm bằng nước sôi nóng chứ không dùng nước lạnh (gây sựng bánh).

– Tùy theo bánh to hay nhỏ mà nấu trong thời gian lâu hay nhanh, trung bình từ 1h đến 3h.

Bước 4: Hoàn thành

– Vớt bánh, xả qua nước lạnh và treo lên ở chỗ thoáng mát.

– Bánh tro sau khi luộc nếpp không còn ở dạng hạt mà cả cái bánh trở thành một khối bột trong vắt, mìn, chắc có thể nhìn thấy được phần nhân bên trong.

– Có thể chấm kèm đường hoặc mật ong (nếu thích)

Chúc bạn thành công với món bánh ú tro! Và có một ngày Tết Đoan Ngọ đầm ấm, vui vẻ!

Hình ảnh cách làm bánh ú tro mùng 5 tháng 5

Tìm vé rẻ nhất