Số lượng em bé nhỏ hơn hoặc bằng số lượng người lớn.
Điểm đi và điểm đến không được trùng.
Chọn chuyến bay chiều đi.
Chọn chuyến bay chiều về.
Ngày khởi hành không được lớn hơn ngày về.
Ngày về không được nhỏ hơn ngày khởi hành.

Tết Trung Thu và cái lồng đèn thần thánh

Tết Trung Thu và cái lồng đèn thần thánh. Có lẽ chỉ có tuổi thơ gian khó mới giúp bọn trẻ chúng tôi nghĩ ra nhiều trò chơi lạ lùng đến thế. Và không có dịp nào như Trung Thu lại khiến cho óc sáng tạo của những đứa trẻ nghèo lại “bay cao và bay xa” đến thế. Hãy cùng với Vietjet tìm hiểu tâm sự sau đây nha!

Tết Trung Thu và cái lồng đèn thần thánh

Nếu trẻ em thành phố được ba mẹ mua cho những chiếc lồng đèn đủ màu sắc lấp lánh, lồng đèn với hình thù ngộ nghĩnh xinh xắn. Thì bọn trẻ trong xóm tôi lại tự tay làm nên những chiếc lồng đèn “thần thánh” để vui cùng chị Hằng trong ngày Trăng Rằm. Nói là thần thánh vì nó đã gắn liền với chúng tôi trong một đoạn ký ức dài, là “thần thánh” vì nó mãi sống trong trái tim chúng tôi, là “thần thánh” vì nó còn độc và lạ nữa.

Mỗi năm Trung Thu đến, bọn trẻ trong xóm tôi lại có một phong trào làm lồng đèn khác nhau. Có khi thì là phong trào lồng đèn ông sao, nói là ông sao cho hoành tráng vậy thôi chứ chỉ là mấy cọng trẻ vót nham nhở, cột là thành ngôi sao sau đó dán giấy bánh in vào (loại bánh làm bằng bột nếp được gói trong lớp giấy bóng nhiều màu sắc). Có đứa không có giấy bánh in thì dán giấy vở, đính thêm vài cái râu nhìn rất buồn cười. Khi rước đèn có khi đặt lệch chiếc nến làm cháy một mảng giấy dán bên ngoài.

Tết Trung Thu và cái lồng đèn thần thánh

Có năm lại là lồng đèn lon, có đứa dùng lon bia, có đứa dùng lon sữa bò. Trung Thu đến cũng là lúc thấy tay chân tụi nhỏ đầy những “chiến tích” từ cuộc “đấu tranh” không ngừng nghỉ để mài lon bia, để đục lon sữa bò. Thế nhưng, khi nghe tiếng trống lân đầu làng là mặt đứa nào đứa này tươi roi rói ùa vào đám múa lân mà chẳng nghe tụi nó than thở một tiếng đau nào. Thứ ánh sáng lọt qua khe lỗ của những chiếc lon lại trở nên lung linh kỳ lạ khiến cho những đứa trẻ khác tò mò và ngưỡng mộ vô cùng.

Tết Trung Thu và cái lồng đèn thần thánh

Có năm, chúng tôi lại sáng tạo thêm lồng đèn vỏ bưởi. Bưởi ở quê tôi không được đem ra chợ bán mà để rụng đầy đất lý do là vì quá chua hoặc quá đắng. Nên việc thu thập bưởi để làm lồng đèn không phải tốn tiền và cũng không có gì khó khăn. Bưởi đem về được tách múi ra, sau đó “điêu khắc” tùy ý trên vỏ. Có đứa phải tách cả chục trái bưởi mới làm nên được một một cái lồng đèn. Lồng đèn bưởi đốt lên, không chỉ có ánh sáng rực rỡ lạ thường là còn tỏa ra mùi hương thoang thoảng vô cùng dễ chịu.

Xem thêm : Bánh Trung thu nhà làm

Hình ảnh Tết Trung Thu và cái lồng đèn thần thánh

Cuộc sống hiện đại khiến đời sống của trẻ em ngày càng được cải thiện, khiến cho những điều tưởng chừng là “thần thánh” trong mắt những đứa trẻ vùng quê nghèo bị cuốn vào dĩ vãng. Ngày nay, tôi chẳng còn thấy đứa bé nào cầm một chiếc lồng đèn vỏ bưởi, lồng đèn lon bia do tự tay chúng làm mà chỉ thích những chiếc lồng đèn điện tử có đèn nhấp nháy đủ màu sắc, có nhạc ò í e, hình thù đa dạng theo độ nổi tiếng của các nhân vật hoạt hình,…

Dạo bước trên con đường ngập tràn lồng đèn nơi phố thị một ngày Trung Thu cận kề, bao ký ức ngày thơ ấu ùa về khiến tôi nghe cay cay nơi khóe mắt. “Ôi, tuổi thơ với cái lồng đèn thần thánh!”

Vietjet khuyến mãi 2023
65/28 Giải Phóng, P.4, Tân Bình