11-9 vết thương không bao giờ lành của nước Mỹ

11-9 vết thương không bao giờ lành của nước Mỹ. Sau hai cú đâm liên tiếp vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại Manhattan – New York, một cú đâm vào Lầu Năm Góc và một chiếc rơi trên cánh đồng vào ngày 11/9/2001 bọn khủng bố đã cướp đi mạng sống của 2.974 người, hàng chục người mất tích. Đó là chưa kể những thiệt hại không lồ trong cuộc chiến tranh tiêu diệt khủng bố của chính quyền Washington.

Hình ảnh 11-9 vết thương không bao giờ lành của nước Mỹ

11-9 thảm họa kinh hoàng của nước Mỹ

Vào 8h46 ngày 11/9/2001 theo giờ địa phương, chiếc máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào tầng 93 đến 99 của tháp Bắc trung tâm thương mại Thế giới (WTC).

Sau đó 17 phút, phi cơ mang số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào tầng 75 đến 85 của tòa tháp phía Nam.

Hình ảnh 11-9 vết thương không bao giờ lành của nước Mỹ
Từ đầu đến chân phủ đầy tro bụi, ánh mắt đầy sợ hãi và hoảng loạn, bức ảnh về bà Marcy Borders đã trở thành một trong những hình ảnh ám ảnh nhất về thảm họa khủng bố 11/9 ở Mỹ xảy ra vào năm 2001

9h37 cùng ngày, chuyến bay mang số hiệu 77 của hãng hàng không American Airlines đâm vào Lầu Năm Góc khiến 125 người thiệt mạng, gồm 70 dân thường và 55 nhân viên quân sự.

10h07, chuyến bay mang số hiệu 93 của hãng hàng không United Airlines rơi xuống một cánh đồng gần quận Shanksville, hạt Somerset, bang Pennsylvania khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

9h59, tòa tháp phía nam của WTC sụp đổ. Gần nửa tiếng sau, 10h28, tòa tháp phía Bắc của WTC sụp đổ. Những cột khói đen cuồn cuộn bốc lên bầu trời kết thúc biểu tượng kiêu hãnh về kinh tế của Hoa Kỳ.

Hình ảnh 11-9 vết thương không bao giờ lành của nước Mỹ
Người dân hoảng loạn khi tòa tháp sập

Nếu không kể 19 tên không tặc thì tổng số thương vong trong vụ khủng bố này lên đến 2.974 người, 24 người mất tích được liệt kê như đã tử vong.

Hình ảnh 11-9 vết thương không bao giờ lành của nước Mỹ
Không chịu nổi sự khó chịu từ mùi nhiên liệu máy bay cháy, tro bụi và sức nóng, khoảng 200 người mắc kẹt trong tòa nhà sau vụ máy bay đâm vào Tháp Đôi WTC đã chọn cách tự tử

Thiệt hại của vụ khủng bố chưa dừng lại

Thiệt hại của nước Mỹ không chỉ được tính từ tổn thất của đống đổ nát, của những người vô tội tử nạn mà còn có hàng nghìn người bị ảnh hưởng từ vụ tấn công này. Lớp bụi từ hiện trường Tháp Đôi WTC hôm 11/9 chứa các hóa chất độc hại như amiang, chì, dioxin, PVC, thủy ngân,… cùng lượng khí chất thải của hàng trăm nghìn gallon dầu diesel bốc cháy. Theo ước tính, khoảng 90.000 người đã tiếp xúc với đám bụi độc này. Hơn 60.000 người vẫn đang phải tham gia một chương trình theo dõi sức khỏe.

Hình ảnh 11-9 vết thương không bao giờ lành của nước Mỹ
Hai cột ánh sáng tại Trung tâm Thương Mại Thế giới (WTC) sau khi bị đánh sập

Cùng với đó, khi lòng tự tôn và niềm kiêu hãnh của nước Mỹ bị xúc phạm, Washington lao ngay vào cuộc chiến tranh chống khủng bố. Cuộc tấn công tiêu diệt khủng bố và cuộc chiến sau đó khiến nước Mỹ thâm hụt hơn 60 tỷ USD, ước tính chi phí cho cuộc chiến này lên tới con số rơi vào khoảng từ 3.000 đến 5.000 tỷ USD. Mỹ còn phải chi trả khoảng 600 – 900 tỷ USD để thanh toán thương khuyết tật cho 50% quân lính trở về và cho hơn 6.000 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế. Nhưng cái giá phải trả cho những thiệt hại về mặt xã hội là không thể tính toán nổi.

Hình ảnh 11-9 vết thương không bao giờ lành của nước Mỹ
Nỗi đau vẫn chưa hề nguôi ngoai

Cuộc chiến tranh này là một trong những lý do khiến cho sức mạnh của một siêu cường như Mỹ suy giảm một cách tương đối. Trong cuộc chạy đua với thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, dường như đây là một cái hố làm chậm bước tiến của nước Mỹ. Để rồi, trong nhưng năm tiếp theo đây, Mỹ phải thực hiện những chính sách hữu hiệu hơn để đảm bảo vị trí vững chắc của một siêu cường thế giới.

Xem thêm: Vé máy bay đi Mỹ giá rẻ chỉ từ 300 USD

Tìm Chuyến Bay 2024
48/8 Lam Sơn, P. 6, Q. Bình Thạnh

Tìm vé rẻ nhất